Nhà Của Tớ– Quay ngược thời gian về ngôi nhà truyền thống của người Việt từ Bắc tới Nam, vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh cách xa nhau đảm bảo yếu tố vệ sinh sạch sẽ, phong thủy tốt. Trở lại hiện tại, bếp và nhà vệ sinh lại là khu vực liền kề với nhau trong ngôi nhà hiện đại. Lý do là vì diện tích đất nhỏ và yếu tố thuận tiện trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Song khi bếp và nhà vệ sinh nằm ở vị trí cạnh nhau thì gia chủ gặp phải thách thức, khó khăn về phong thủy. Hóa giải được vấn đề này, bạn có không gian sống tích cực tốt cho sức khỏe.
Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh cạnh nhau nên tránh
Phòng bếp là khu vực không gian sinh hoạt chung diễn ra các hoạt động nấu nướng, ăn uống và sum họp của một gia đình. Trong thuyết ngũ hành âm dương, bếp mang hành Hỏa. Nhà bếp mang nguồn năng lượng dương và luôn cần thông thoáng, sạch sẽ.
Nhà vệ sinh kiêm phòng tắm lại là khu vực phục vụ hoạt động riêng tư của một cá nhân. Đây là nơi để loại bỏ uế khí, bụi bẩn và ẩm ướt, nhiều vi khuẩn, nấm mốc do nước được sử dụng thường xuyên. Nhà vệ sinh thuộc hành Thủy và đại diện cho nguồn năng lượng âm.
Rõ ràng xét về phương diện phong thủy, vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh trong nhà là không thể. Thế nhưng, hầu hết các gia đình đều chọn phương án thiết kế thi công xây dựng này để tối ưu diện tích, không gian và công năng sử dụng mà vẫn có phong thủy tốt. Vì họ luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc 4 KHÔNG trong vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh.
Không nên để cửa bếp và cửa nhà vệ sinh đối diện nhau
Cửa là nơi ngăn cách giữa các khu vực, là nơi ra vào trong một căn phòng. Với bạn cửa bếp và cửa nhà vệ sinh chỉ có mục đích sử dụng đơn thuần như vậy. Với chuyên gia phong thủy, vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh cần tránh đối diện cửa.
- Lý do vì sao?
Khi cửa của phòng bếp và phòng vệ sinh đối diện nhau tạo xung khắc. Hỏa (nhà bếp) xung Thủy (nhà vệ sinh). Phong thủy không hòa hợp và không tốt cho vận khí sức khỏe, tài lộc của cả gia đình.
Mặt khác, nguồn mầm bệnh (vi khuẩn, nấm mốc,…) trong nhà vệ sinh có điều kiện thuận lợi lây lan ra bên ngoài khu vực nhà bếp. Trong khi nhà bếp là nơi nấu nướng, ăn uống luôn phải đảm bảo yếu tố sạch sẽ và an toàn hàng đầu.
- Cách hóa giải
Giải pháp tốt nhất là ngay từ công đoạn thiết kế, lưu ý vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh. Trong trường hợp bất khả kháng, cửa của 2 khu vực đối diện nhau bạn có thể áp dụng 1 trong số cách hóa giải sau:
+ Vệ sinh sạch sẽ, khô ráo bên trong khu vực của 2 phòng, đặc biệt là nhà vệ sinh
+ Tạo một vách ngăn di động bằng bằng mành rèm, cửa giả hoặc vách ngăn cố định bằng bức tường chắn
+ Đặt các vật phẩm phong thủy như: cây xanh, bình hoa, đá thạch anh,… có tác dụng hút ẩm rất tốt
Tránh vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh ở chính giữa ngôi nhà
Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh nằm ở chính giữa trong nhà là điều tối kị. Vì bếp và nhà vệ sinh thực hiện 2 chức năng nhiệm vụ khác nhau.
- Nguyên nhân:
+ Bếp là không gian sinh hoạt chung cần rộng rãi và thoáng. Khi bếp ở trung tâm thì toàn bộ không gian trong nhà đều ám mùi dầu mỡ và hỏa khí
+ Nhà vệ sinh là không gian sinh hoạt riêng tư cần sự kín đáo. Nhà vệ sinh ẩm ướt, thải uế khí và có nhiều vi khuẩn ảnh hưởng tiêu cực tới vận khí sức khỏe
+ Bất tiện trong sinh hoạt khi gia chủ, thành viên trong gia đình sử dụng phòng vệ sinh hay nhà bếp hoặc gia chủ tiếp đãi các vị khách đến nhà
- Cách hóa giải:
Nên đặt bếp ở vị trí nào trong nhà? Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh có thể liền nhau nhưng cả 2 khu vực này nên nằm ở cuối cùng của mảnh đất xây dựng ngôi nhà. Vị trí này mang lại rất nhiều lợi ích.
+ Thi công xây dựng: thuận lợi xây dựng bể chứa và xử lý chất thải, lắp đặt đường ống
+ Phong thủy: tránh được tình trạng xung đột năng lượng
+ Sinh hoạt: thuận tiện diễn ra hoạt động, tạo không gian ấm cúng và có cảm giác an toàn, quan sát được toàn bộ mọi khu vực trong nhà
Cửa bếp và nhà vệ sinh không được đối diện với cửa chính
Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh có cửa cần tránh đối diện với cửa chính nhằm đảm bảo không khí, các nguồn năng lượng được lưu thông thuận lợi. Nguyên nhân và cách hóa giải là:
- Nguyên nhân:
+ Bất tiện khi diễn ra các hoạt động sinh hoạt bên trong ngôi nhà. Vì cửa chính nơi ra vào, đón khách. Những người đi qua có thể nhìn vào bên trong nhà gây phiền nhiễu, hao tổn tài sản, sức khỏe và cản trở sự nghiệp thăng tiến.
Tiếp ngay sau nối vào cửa chính nên là không gian yên tĩnh và sang trọng tiếp đón vị khách. Và chắc chắn bạn không muốn gây ấn tượng với các vị khách ghé thăm bằng phòng bếp lộn xộn
+ Kiêng kị trong phong thủy vì bếp là nơi “giữ lửa” hạnh phúc, tài lộc của ngôi nhà. Cửa chính lại tiếp nhận sinh khí mới và trao đổi giữa các nguồn năng lượng. Cửa bếp đối diện với cửa chính làm thất thoát vượng khí, gia đình dễ xảy ra xung đột.
Trong khi đó, trường hợp cửa chính đối diện với cửa nhà vệ sinh thì mầm bệnh trong phòng tắm, phòng vệ sinh thuận lợi và nhanh chóng lây lan ra ngoài. Ngược lại, nhà vệ sinh lại là khu vực hút nguồn năng lượng tích cực.
- Cách hóa giải:
+ Cân nhắc vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh ngay từ công đoạn lên bản vẽ thiết kế và thi công
+ Tận dụng vách ngăn, vật phẩm phong thủy hợp mệnh gia chủ
Tìm hiểu thêm: Cách chọn hướng nhà vệ sinh Hợp Tuổi, tránh HUNG
Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh tựa lưng là điều tối kị
Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh có thể nằm trên một diện tích mặt bằng, trong cùng khu vực của ngôi nhà. Tuy nhiên, bếp và nhà vệ sinh không được tựa lưng vào nhau mặc dù giải pháp này giải quyết nhanh bài toán tiết kiệm diện tích và không gian.
- Nguyên nhân:
+ Phong thủy âm dương ngũ hành: Thủy và Hỏa xung khắc
+ Công năng sử dụng: dễ lây lan vi khuẩn từ nhà vệ sinh bám vào thực phẩm, đồ ăn trong nhà bếp. Làm giảm cảm giác ngon miệng và dễ mắc bệnh đường tiêu hóa do đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh
+ Thẩm mỹ và an toàn: mất mỹ quan, trơn trượt do nước từ phòng tắm nhà vệ sinh chảy ra sàn bếp nếu không được xử lý thoát nước và chống thấm tốt
- Cách hóa giải:
+ Bỏ trống khu vực bếp có tường tựa sát với nhà vệ sinh
+ Treo một vài bức tranh trang trí hoặc bố trí chậu rửa bát, kệ cây xanh sát với tường nhà vệ sinh
+ Sử dụng quạt thông gió, đèn sưởi trong khu vực phòng vệ sinh
+ Cửa nhà vệ sinh luôn được đóng lại trước, trong và sau khi sử dụng
Vị trí đặt bếp trong nhà hợp phong thủy
10/10 ngôi nhà mới xây hiện nay dù theo phong cách thiết kế cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại,… đều có điểm chung là vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh gần nhau. Kết hợp với 4 KHÔNG ở trên, bạn tìm được vị trí đặt bếp trong nhà thỏa mãn các điều kiện: công năng, thẩm mỹ và phong thủy tốt lành.
Nguyên tắc chung khi chọn vị trí đặt bếp trong nhà
Một vài nguyên tắc bố trí bếp trong nhà đó là:
- Không bố trí phòng bếp nằm sát phòng ngủ bởi khu vực này cần sự riêng tư, tĩnh lặng để nghỉ ngơi thoải mái
- Các vòi nước trong bếp cần được khóa chặt sau mỗi lần sử dụng tránh trường hợp bị thất thoát tài sản
- Vị trí của bếp không nên dưới gầm cầu thang, dưới xà ngang tạo cảm giác đè nặng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
- Đặt nhà vệ sinh nằm ở phía trên hoặc phía dưới nhà bếp là tối kị
- Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh ở khu vực kín, khuất tránh gió lùa
- Kiêng xây nhà bếp, đặc biệt là đặt bếp nấu nằm trên bể chứa nước hoặc đường ống nước, mương rãnh
Gợi ý vị trí đặt bếp trong nhà ống
Nên đặt bếp ở vị trí nào trong nhà ống? Và đây là gợi ý vị trí đặt bếp cho bạn:
- Hướng bếp là vị trí đặt bếp nấu ăn và hướng lưng người đứng. Có 3 hướng tốt: hướng chính Tây, hướng Nam và hướng Đông Bắc. Hướng bếp và hướng nhà không nên trùng nhau hoặc ngược hướng sẽ làm giảm thịnh khí và tiền tài
- Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh nên kết nối với khu vực ngoài trời sẽ tăng cường được nguồn ánh sáng, thông gió tự nhiên. Đối với nhà ống, phòng bếp bố trí ở vị trí cuối cùng của ngôi nhà
- Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh có nền khô ráo, sạch sẽ và thoáng khí
Xem thêm: Nguyên tắc đặt hướng bếp HÚT TÀI LỘC nên biết
Vị trí đặt tủ lạnh trong nhà bếp sao cho đúng
Ngày nay, tủ lạnh là một thiết bị đồ gia dụng quan trọng hỗ trợ con người rất nhiều trong bảo quản thực phẩm và chế biến đồ ăn. Do vậy, tủ lạnh được đặt ở vị trí đảm bảo thuận tiện sinh hoạt và tuổi thọ của thiết bị. Tủ lạnh nên được kê tại nơi:
- Xa khu vực bếp nấu tránh được sự tác động của nhiệt lượng ảnh hưởng tới thiết bị điện tử và giải quyết tình trạng xung khắc
- Không đặt tủ lạnh đối diện với cửa phòng bếp
- Không nằm sát với tường, nên có khoảng cách ít nhất 5cm và mặt sàn để tủ khô ráo hoặc có thể sử dụng kệ/giá đỡ tủ lạnh
- Hướng Bắc và Đông Nam (là 2 hướng có nguồn năng lượng tốt)
- Tủ lạnh để ở bên phải hoặc bên trái của cửa nhà bếp tăng tài lộc, gia đình hạnh phúc sum vầy
Tham khảo thiết kế bếp và nhà vệ sinh độc đáo
Trong không gian sống của một ngôi nhà, bếp và nhà vệ sinh tưởng chừng là 2 khu vực không liên quan với nhau. Thế nhưng, thực tế đây lại là 2 khu vực có quan hệ mật thiết cùng mục đích chung: chăm sóc sức khỏe con người. Hãy cùng Nhà Của Tớ ngắm nghía mẫu thiết kế có vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh đẹp ấn tượng.
Sân vườn trở thành giếng trời lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên cho bếp, nhà vệ sinh. Và bạn không cần chi thêm tiền cho máy hút mùi
Đó là một ý tưởng thiết kế vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh táo bạo, mới mẻ và đầy thử thách không phải ai cũng dám thực hiện. Các khu vực bố trí hợp lý, công năng sử dụng tốt và đảm bảo về phương diện phong thủy
Vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh có cửa lệch nhau. Vì hạn chế về diện tích nên toàn bộ bếp và phòng vệ sinh đều có cùng tông trắng vừa sạch vừa sang vừa rộng rãi. Nội thất bài trí khéo léo, đủ dùng
Đây là vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh quen thuộc tại nhiều ngôi nhà ở Việt Nam. Điểm nhấn chính là cách xử lý màu sắc của nội thất tạo không gian trầm ấm, sang trọng
Phòng vệ sinh nằm ở cuối nhà, tiếp giáp với bếp và được ngăn cách bằng cửa gỗ chắc chắn. Phong cách nội thất của 2 khu vực đồng nhất
Không có đáp án tuyệt đối cho vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh là tốt nhất. Điều đó phụ thuộc vào: diện tích mặt bằng xây dựng, ngân sách tài chính và thậm chí là sở thích của chủ nhà, các thành viên.
Điều quan trọng cuối cùng là lắng nghe ý kiến đến từ các chuyên gia thiết kế kiến trúc nội thất. Họ cho bạn thêm thông tin, lời khuyên vị trí đặt bếp và nhà vệ sinh. Nhà Của Tớ hi vọng đã mang tới cho bạn thông tin tham khảo hữu ích.